Phụ nữ hiện đại, chẳng ngại nhận diện các “cờ đỏ" tiềm ẩn và chủ dự phòng HPV từ sớm để cuộc đời thêm “xanh”.
“Red flag" là gì mà phải sợ?
“Red flag” (cờ đỏ) trong tình yêu là những dấu hiệu sớm nhất cho thấy đối tác của bạn sẽ có thể phát sinh những hành vi thiếu lành mạnh trong mối quan hệ của hai người. Đó có thể là những lần nói dối, đánh giá thấp giá trị của bạn, ghen tuông thái quá… Những “red flag" này có thể được phát hiện từ sớm. Nhưng “red flag" về sức khỏe không dễ nhận biết đến thế, đặc biệt là khả năng lây nhiễm HPV từ đối tác.
HPV chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Đặc biệt, nếu bạn có quan hệ tình dục với nhiều “đối tác", nguy cơ nhiễm HPV càng cao. Bao cao su có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm, tuy nhiên không thể phòng ngừa hoàn toàn vì chúng có thể nhiễm khi tiếp xúc niêm mạc với niêm mạc, da với da ở những khu vực mà bao cao su không thể che phủ(1).
Né “red flag" từ sớm, chủ động dự phòng HPV, tạm biệt nỗi lo ung thư
Có hơn 100 týp HPV được xác định, HPV nguy cơ thấp như 6, 11 có thể gây ra các bệnh lý phụ khoa như mụn cóc sinh dục,...(2)(3). Có ít nhất 14 týp HPV nguy cơ cao có khả năng gây các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo...(4)(5).
Trong đó, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 5 tấn công sức khỏe và tâm lý của bạn gái và phụ nữ từ 15 - 44 tuổi tại Việt Nam. Số liệu từ tháng 3/2023 cho thấy, chỉ riêng năm 2020 có khoảng 4.123 ca ung thư cổ tử cung mới được ghi nhận. Trong đó, có đến 2.223 ca tử vong(6). Đây chỉ là một con số nhỏ so với hơn 300.000 ca UTCTC tử vong toàn cầu(7).
Trong lộ trình loại trừ ung thư cổ tử cung ở nữ giới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dự phòng HPV và thực hiện tầm soát ung thư là 2 hành động thiết yếu. Đặc biệt, việc dự phòng HPV cho 90% trẻ em gái trước 15 tuổi là bước đầu quan trọng nhất (8).

Chính vì vậy, hãy chủ động dự phòng HPV từ sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân(9). Ngoài ra, phụ nữ từ 21 tuổi (độ tuổi bắt đầu sàng lọc ở Việt Nam) cũng được nên sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế để phát hiện và điều trị từ sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư (10).
*Nội dung này do Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục. VN-GSL-00605 18012026
Tài liệu tham khảo:
1/Braaten KP et al.Human Papillomavirus (HPV), HPV-Related Disease, and the HPV Vaccine, Rev Obstet Gynecol. 2008;1:2–10
2/https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/human-papillomavirus-(hpv)-and-cervical-cancer (Truy cập 22/02/2023)
3/IARC. IARC monographs on the evaluation of carcinogenic risks to humans. Human papillomaviruses. Vol 90. Lyon, France: IARC, 2007
4/https://www.cdc.gov/cancer/hpv/basic_info/index.htm#:~:text=More%20than%2040%20HPV%20types,of%20the%20mouth%20and%20throat (Truy cập 8/12/2023)
5/Laura C. Kidd et al, Relationship between human papillomavirus and penile cancer—implications for prevention and treatment, Transl Androl Urol. 2017 Oct; 6(5): 791–802.
6/HPV Information Centre, Human Papillomavirus and Related Diseases report, Vietnam, update March 2023
7/HPV Information Centre, Human Papillomavirus and Related Diseases report World, Jun 2019
8/https://www.who.int/publications/i/item/9789240014107 (Truy cập 12/12/2023)
9/https://www.who.int/immunization/sage/meetings/2016/october/1_HPV_vaccine_background_document_27Sept2016.pdf (Truy cập 12/12/2023)
10/https://www.cancer.net/cancer-t%C3%BDpes/cervical-cancer/screening-and-prevention (Truy cập 12/12/2023)