Các týp HPV cần chú ý
HPV (Human papillomavirus) là một loại tác nhân gây u nhú ở người. Cả nam và nữ đều có nguy cơ lây nhiễm HPV. Ước tính có khoảng 660 triệu người trên thế giới bị nhiễm HPV mỗi năm(2).
Có 14 týp HPV nguy cơ cao (chẳng hạn như týp 16 và týp 18) có thể gây tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung (UTCTC), ung thư hậu môn và ung thư các bộ phận sinh dục khác(3).
Ước tính tỉ lệ của các bệnh lý có liên quan đến HPV như sau:
- Ung thư hậu môn: >90%(3)
- Ung thư âm hộ, ung thư âm đạo: ~70%(3)
- Mụn cóc sinh dục: 90%(4)
- Ung thư cổ tử cung: 99,7%(5)
- Các ung thư khác như: ung thư hầu họng, ung thư dương vật(6).
HPV nguy hiểm vì hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng và biểu hiện lâm sàng, vì thế rất khó để biết được bản thân có đang nhiễm hay không và đôi khi người nhiễm có thể lây cho bạn tình hoặc vợ/chồng của mình.

Chủ động dự phòng HPV
Cả nam và nữ cần chủ động thực hiện các hành vi tình dục an toàn, dùng bao cao su và vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, cả hai phái đều nên đến các cơ sở y tế để xin tư vấn về dự phòng HPV từ các chuyên gia. Bên cạnh đó, nữ giới từ 21 tuổi trở lên được khuyến cáo nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời.
*Nội dung này do Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục. VN-GSL-00605 18012026
Tài liệu tham khảo:
1/ https://www.cdc.gov/cancer/hpv/basic_info/index.html
2/ Sypień P, Zielonka T. HPV infections, related diseases and prevention methods. Family Medicine & Primary Care Review. 2022;24(1):88-91. doi:10.5114/fmpcr.2022.113021.
3/ Catherine de Martel et.al, Worldwide burden of cancer attributable to HPV by site, country and HPV type,Int J Cancer. 2017 Aug 15; 141(4): 664–670
4/ https://www.cdc.gov/std/treatment-guidelines/anogenital-warts.htm (truy cập 08/03/2022)
5/ Eileen et al, Human Papillomavirus and Cervical Cancer, Clin Microbiol Rev. 2003 Jan; 16(1): 1–17.
6/ Braaten KP et al.Human Papillomavirus (HPV), HPV-Related Disease, and the HPV Vaccine, Rev Obstet Gynecol. 2008;1:2–10