XÉT NGHIỆM HPV & TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

1. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM VÀ TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Tầm soát ung thư cổ tử cung (UTCTC): là những phương pháp xét nghiệm nhằm phát hiện sớm những phụ nữ có nguy cơ bị mắc UTCTC trong tương lai. Các phương pháp tầm soát UTCTC đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam. Các phương pháp tầm soát được liên tục cải tiến để nâng cao hiệu quả nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do UTCTC.

 

 

 (Ảnh minh hoạ)


2. LÝ DO CẦN TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

UTCTC là ung thư tiến triển chậm. Thời gian từ khi phơi nhiễm mãn tính với vi rút HPV tới khi thành ung thư kéo dài khoảng 10 năm. Trong giai đoạn này có giai đoạn tổn thương tiền ung thư và đây là điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương tiền UTCTC. Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung và/hoặc xét nghiệm HPV định kỳ có thể giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả những dạng phổ biến nhất của UTCTC. Tầm soát đúng phác đồ được khuyến cáo có thể dự phòng được hầu hết các trường hợp tiến triển thành ung thư, do tổn thương tiền ung thư có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.

 

3. THỜI ĐIỂM TẦM SOÁT UTCTC

Bộ Y tế Việt Nam sau khi tham khảo các khuyến cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới đã khuyến cáo thời điểm và tần suất tầm soát: nhóm đích là các phụ nữ trong độ tuổi 21- 65 đã quan hệ tình dục, ưu tiên phụ nữ từ 30-53 tuổi; phụ nữ có kết quả tế bào học cổ tử cung hoặc VIA âm tính sẽ được tầm soát lại sau 3 năm; phụ nữ có xét nghiệm HPV âm tính sẽ được tầm soát lại sau 5 năm. Sử dụng xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hoặc xét nghiệm HPV để tầm soát cho phụ nữ trên 50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh, do xét nghiệm VIA không phù hợp với độ tuổi này.

 

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT:

•        Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung

•        Quan sát cổ tử cung

•        Xét nghiệm HPV

 

5. CÁC PHÁC ĐỒ TẦM SOÁT (THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ)

Tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở y tế mà lựa chọn các phác đồ phù hợp.

 
*Bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội Y học Dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi MSD vì mục đích giáo dục. VN-HPV-00347 17062023

Tài liệu tham khảo:

Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam, Chẩn đoán, điều trị và dự phòng nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung, Nhà xuất bản Y học, 3/2018.